Bình Phước: Phạt một cá nhân đăng video nội dung sai sự thật trên TikTok
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.Man City chính thức chia tay ‘công thần’ Fernandinho
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết các điều khoản trong hợp đồng tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines dự kiến sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới, theo tờ Malaysiakini."Chúng tôi vẫn chưa ký hợp đồng. Hợp đồng vẫn còn được xem xét bởi Tổng chưởng lý và các điều khoản sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới", ông nói với KiniTV khi được hỏi vào giữa tuần này.Ông cho biết thêm, một con tàu của Ocean Infinity hiện đang trên đường từ Mauritius tới địa điểm được cho là vụ tai nạn xảy ra.Các trang web theo dõi hàng hải liệt kê điểm đến của con tàu "Armada 78 06" là "ngoài khơi Úc" và dự kiến sẽ đến vào chiều chủ nhật tuần này, điều đó làm dấy lên các báo cáo và suy đoán rằng Ocean Infinity có thể bắt đầu cuộc tìm kiếm ngay cả trước khi hợp đồng với Malaysia được ký kết.Đây sẽ là nỗ lực thứ ba nhằm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và là nỗ lực thứ hai của Ocean Infinity. Chiếc máy bay được cho là đang ở vùng nước sâu của Ấn Độ Dương, cách Perth khoảng 1.500 km về phía tây.Trang 9News.com của Úc đưa tin cuộc tìm kiếm sẽ tập trung vào khu vực rộng 15.000 km2, cách khu vực được Ocean Infinity tìm kiếm trước đó trong sứ mệnh vào năm 2018 khoảng 30 km.Vị trí của khu vực tìm kiếm đã được xác định bằng phân tích mới của ba nhóm nghiên cứu kể từ hoạt động tìm kiếm gần đây nhất, AviationSource News đưa tin.Tháng 12 năm ngoái, ông Loke thông báo rằng nội các đã đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ocean Infinity về một hoạt động tìm kiếm mới trên cơ sở "không tìm thấy, không tính phí"."Không tìm thấy, không mất phí" là thỏa thuận tài chính chung cho các hoạt động cứu hộ hàng hải, trong đó nếu thành công, Ocean Infinity yêu cầu được trả 70 triệu USD.Chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào đêm 8.3.2014, chở 239 hành khách và phi hành đoàn. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã đi chệch khỏi đường bay một cách bí ẩn trên biển và chuyển hướng về phía tây, hướng tới Ấn Độ Dương.Mặc dù hầu hết các hệ thống liên lạc đã ngừng hoạt động, các nhà phân tích vẫn có thể theo dõi đường truyền cuối cùng của nó đến một nơi nào đó ở Nam Ấn Độ Dương.
Chủ tịch công ty vàng: Vừa ăn tết vừa chuẩn bị hàng cho ngày vía Thần Tài
Messi gia nhập Inter Miami vào tháng 7.2023, anh ký bản hợp đồng có thời hạn 2 năm rưỡi cùng tùy chọn gia hạn năm kế tiếp. Năm 2025 là năm cuối trong hợp đồng hiện nay của danh thủ 37 tuổi người Argentina.Theo báo chí Mỹ, Messi sẽ thực hiện việc kích hoạt điều khoản tùy chọn gia hạn để ở lại Inter Miami thêm ít nhất 1 năm nữa đến sau World Cup 2026, ngay trước khi mùa giải MLS 2025 (giải bóng đá nhà nghề Mỹ) khởi tranh vào cuối tháng 2 tới đây."Cho đến nay, tác động của Messi lên toàn bộ giải MLS là quá lớn. Chỉ sau khoảng 2 năm danh thủ này đến thi đấu, giá trị nhượng quyền thương mại của MLS hiện ở mức trung bình là 721 triệu USD, tăng 6% so với năm 2024. Tổng giá trị của 29 đội bóng ở MLS hiện là 20,8 tỉ USD, bao gồm bất động sản và các doanh nghiệp liên quan đến các đội bóng", trang Sportico công bố ngày 31.1.Theo đó, trong tốp 10 đội bóng ở MLS có giá trị cao nhất năm 2025, hiện có đến 5 CLB vào tốp 1 tỉ USD. Inter Miami từ vị trí thứ 3 đã vươn lên xếp thứ 2, khi tăng liên tục trong 2 năm qua để đạt tỷ lệ tăng tổng cộng lên đến 103%.Đội bóng do ông David Beckham làm chủ tịch và đồng sở hữu, tăng vọt giá trị từ mức 586 triệu USD (năm 2022) lên 1,02 tỉ USD hồi đầu năm 2024 nhờ chiêu mộ Messi trước đó chỉ vài tháng. Mức tăng này tiếp tục được duy trì, tính đến đầu năm 2025 là 17%, để hiện ở mức 1,19 tỉ USD.Với mức giá trị này, Inter Miami chỉ xếp sau đội Los Angeles FC có giá trị 1,28 tỉ USD (tăng 11% so với năm 2024). Trong khi CLB LA Galaxy xếp thứ 3 với 1,11 tỉ USD (tăng 13%). CLB Atlanta United xếp thứ 4 có giá trị 1,08 tỉ USD (tăng 3%), đây cũng là đội bóng đang mua sắm rầm rộ nhất MLS, khi vừa sở hữu ngôi sao Miguel Almiron từ Newcastle (Anh) với giá trị chuyển nhượng 10 triệu USD cộng thêm 4 triệu USD tiền phụ phí. Đội xếp thứ 5 trong danh sách này là New York City FC có giá trị chẵn 1 tỉ USD (tăng 19%, là mức tăng cao nhất).Trang Sportico cho rằng: "Inter Miami rất hứa hẹn sẽ đứng tốp danh sách "CLB hàng tỉ USD" ở MLS sau năm 2025, nhờ đang có nhiều dự án đầy tham vọng ở phía trước như sắp ra mắt sân vận động mới (đầu năm 2026), Messi gia hạn và ký hợp đồng mới. Doanh thu trong năm 2025 dự kiến cũng sẽ tăng vọt, vì đội bóng sẽ dự FIFA Club World Cup vào tháng 6 và có năm thứ 2 liên tiếp góp mặt ở giải CONCACAF Champions Cup…".Messi và đồng đội đang trong giai đoạn chạy đà chuẩn bị cho mùa giải 2025. Từ đầu năm đến nay, danh thủ người Argentina luôn thể hiện sự hạnh phúc và niềm vui cùng Inter Miami dưới sự dẫn dắt của HLV mới cũng là người bạn thân Javier Mascherano. Inter Miami đã có 2 trận toàn thắng đều nhờ các loạt sút luân lưu trước các đội Club America (Mexico) tỷ số 3-2 và Universitario (Peru) tỷ số 5-4, sau khi hòa lần lượt tỷ số 2-2 và 0-0 trong giờ thi đấu chính. Trận sắp tới họ sẽ gặp CLB Sporting San Miguelito của Panama lúc 5 giờ ngày 3.2.
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.
Khánh thành công trình bích họa "Việt Nam tươi đẹp" thứ 11
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.